Cách phát âm tiếng Việt qua các vùng miền
Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài không phải là việc dễ dàng, đòi hỏi phải có sự nhẫn nại cần thiết. Nếu bạn đã tìm nhiều trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nhưng không cảm thấy không phù hợp thì hãy lựa chọn English Solution vì chúng tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Bàn về một trong những khó khăn khi người nước ngoài bắt đầu học Tiếng Việt thì chúng ta không thể không nhắc đến sự khác biệt về cách phát âm Tiếng Việt qua các vùng miền của người bản địa. Ba miền Bắc, Trung, Nam trên đất nước ta đều sử dụng chung một ngôn ngữ, tuy nhiên trên mỗi vùng miền người dân còn sử dụng ngôn ngữ nói riêng rất đặc trưng.
Vậy để tránh bớt sự nhầm lẫn và hiểu rõ hơn về phương ngữ, hệ thống ngôn từ của Tiếng Việt, English Solution sẽ cùng các học viên khám phá sự khác biệt nổi bật nhất trong cách phát âm của từng vùng miền
Miền Bắc
Nhìn chung, phương ngữ này đa phần là tiếng Hà Nội, là địa phương có tiếng nói gần với “chuẩn chính tả” nhất. Ưu điểm thấy rõ của phương ngữ này là nói đủ sáu thanh điệu và phần vần phong phú hơn các phương ngữ khác. Lỗi “chết người” đối với người dân vùng này tập trung chủ yếu ở phụ âm đầu, đó là:
- Không phân biệt s với x, r với d, tr với ch
– (con) sâu -> xâu; (hoa) sen -> xen; (chim) sẻ -> xẻ;
– rau -> dau; (chòm) râu -> dâu,…
– (bức) tranh -> chanh; (buổi) trưa -> chưa; trái -> chái,…
- Không phân biệt, lẫn lộn giữa l với n
– lá (cây)-> ná; lời (nói) -> nời; lòng lợn -> nòng nợn; luộc-> nuộc,…
– (uống) nước -> lước; nắng-> lắng; Hà Nội -> Hà Lội; non nước -> lon lước,…
Lỗi này xảy ra ở toàn bộ khu vực Bắc bộ. Trong cách nói, người nghe bỏ qua, nên nó không bị coi là lỗi. Nhưng trong cách viết, nếu không có sự rèn luyện công phu trong nhà trường phổ thông, thì đến già có khi cũng vẫn mắc lỗi.
Miền Trung
Đa phần thanh hỏi và thanh ngã bị lẫn lộn. Cụ thể: trừ Nghệ Tĩnh lẫn lộn thanh ngã với thanh nặng, còn ở tất cả các tiểu thổ ngữ còn lại, kể cả Thanh Hóa, chủ yếu lẫn lộn thanh hỏi với thanh ngã.
Ví dụ: (lên) xã → (lên) xả, (nước) lã → (nước) lả, bã (trầu) → bả (trầu), hoặc (tất) cả → (tất) cã, cả xã → cạ xạ, (học) chữ → (học) chự,…
Hệ thống nguyên âm đôi bị đơn hóa, các yếu tố thứ hai trong nguyên âm đôi bị triệt tiêu, yếu tố đầu có kéo dài hơn bình thường. Ví dụ:
– ươ → ư: bướng → bứng, nương → nưng, cương → cưng, sướng → sứng,…
– uô → u: xuống → xúng, cuống (lá) → cúng, buông tay → bung,…
Trong hệ thống âm cuối, xuất hiện các âm –n, –t → –ng, –k. Hiện tượng này xuất hiện từ Thừa Thiên Huế (phía Nam sông Ô Lâu trở vào). Ví dụ:
+ _n → _ng, bắn → bắng, khăn (mặt) → khăng (mặc), bàn → bàng, lan → lang,…
+ _t → _c (âm là /k/): cát → các, mát → mác, đan lát → đang lác,…
Miền Nam
Nhìn chung, đây là phương ngữ tương đối thống nhất (so với phương ngữ Bắc và Trung). Có thể thấy các đặc trưng chủ yếu: các thanh có khác các phương ngữ còn lại, có vẻ gần gũi với tiếng Bắc hơn là tính trầm ở phương ngữ Trung. Cái khó ở đây lại vẫn quay về phân biệt các thanh hỏi và ngã.
- Về phụ âm đầu:
+ Không có phụ âm /v/, thay bằng /w/. Ví dụ: văn hóa → văng woá, vá → já, vệ quốc → vệ wók,…
+ Âm đệm /–w–/ đang dần biến mất: luật → lục, toàn → tàu, nuốt → núc,…
- Về phần vần:
+ Đồng nhất các vần: Âm “it” đọc giống âm “ich”, chữ “ít” trong “ít nhiều” phát âm giống chữ “ích” trong “ích lợi”. Người nam nói “đàn vịt bị dịch” thì chữ “vịt” và chữ “dịch” đọc như nhau, nếu nói thế nào viết thế đó thì thành “đàng dịch bị dịch”…
+ Âm “iêu” phát âm thành “iu”, ví dụ “không hiểu” thì phát âm thành “không hỉu”.
+ Âm “oai” đọc thành âm “ai”, ví dụ “quả xoài” được phát âm thành “quả xài” (cầu dừa đủ xài)…
Lời kết
Nói tóm lại, các vùng miền khác nhau có các cách phát âm khác nhau. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa thống nhất cách phát âm của vùng nào chuẩn nhất. Vì vây đối với người nước ngoài muốn theo học Tiếng Việt, cần phải hiểu rõ tính chất cách phát âm của từng vùng miền, rồi từ đó lựa chọn giáo viên theo phương ngữ mình mong muốn.

Các bạn cũng có thể tham khảo đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Việt với chất giọng chuẩn mực, thanh lịch, dễ nghe tại English Solution.
Xem chi tiết khóa học tiếng Việt cho người nước ngoài: https://solution.edu.vn/tieng-viet-cho-nguoi-nuoc-ngoai/
Hãy liên hệ ngay với E-Solution qua email: admin@solution.edu.vn để nhận được nhiều ưu đãi từ khóa học tiếng Việt cho người nước ngoài nhé.