Giải quyết nỗi sợ tiếng lóng trong tiếng Việt – đọc xong hết sợ
Hầu như bất kỳ ai khi bắt đầu học 1 ngôn ngữ nào đó đều có cảm giác sợ hãi với tiếng lóng trong tiếng Việt. Tiếng lóng tồn tại và hoạt động như một phương tiện giao tiếp đặc biệt, xuất hiện, biến đổi và thường được dùng chủ yếu trong các nhóm xã hội có cùng mục đích hoạt động (buôn bán, chơi bời, trộm cắp) hoặc cùng một nhiệm vụ (học sinh, quân đội…). Do vậy, hãy để E-Solution giúp bạn tìm cách giải quyết nỗi sợ tiếng lóng trong tiếng Việt nhé!
Tiếng lóng không khó như bạn nghĩ đâu. E-Solution hôm nay sẽ giúp bạn giải quyết nỗi sợ tiếng lóng trong tiếng Việt qua bài viết này.
Tiếng lóng và nguồn gốc tiếng lóng
Tiếng lóng là một loại phương ngữ xã hội không chính thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày thông qua một nhóm người. Ban đầu tiếng lóng xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước và chỉ những người nhất định mới hiểu. Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp vì nghĩa đen của từ được nói chỉ mang ý nghĩa tượng trưng hay còn gọi là nghĩa bóng.
Tiếng lóng bắt nguồn từ nhiều địa phương khác nhau từ Bắc trở vào Nam từ rất lâu đời. Vài năm trở lại đây, tiếng lóng bắt đầu thịnh hành và được nhiều người sử dụng. Những từ lóng có thể là những từ thay thế bộ phận trên cơ thể, biểu hiện hàng tháng trên cơ thể phụ nữ mang nghĩa tục tĩu được học sinh, sinh viên, dân chợ búa, nông thôn, xóm lao động nghèo dùng trong đời sống hằng ngày.
Các tiếng lóng có thể được sử dụng như sau:
- Sử dụng từ ngữ toàn dân với một nghĩa khác. Ví dụ: Các từ Áo khoác, Áo mưa, Áo tơi, Giày, Mũ… trong từ toàn dân có nghĩa lóng là bao cao su.
- Sử dụng tên riêng (tên người, địa danh, tên phim, bài hát…). Ví dụ: Thị Nở: người phụ nữ xấu xí; Yết Kiêu: kiêu căng.
- Dùng từ nói lái. Ví dụ: Chà đồ nhôm: chôm đồ nhà; Đâm chuột: đi tắm (chuột là tí, đâm chuột là đâm tí, nói lái thành đi tắm).
- Dùng tiếng lóng sẵn có và biến đổi theo hướng mới cả về hình thức biểu đạt lẫn nội dung ngữ nghĩa. Ví dụ: Thông tấn xã con vịt bầu: tin vịt.
- Phục hồi tiếng lóng cũ. Ví dụ: Ổ quỷ: nơi chứa chấp và hành nghề mại dâm; Làm gỏi: giết chết; Thuốc: lừa.
- Được cấu tạo mới nguyên. Dế: điện thoại di động.

Cách giải quyết nỗi sợ tiếng lóng trong tiếng Việt
Bạn hoàn toàn có thể giải quyết ngay nỗi sợ tiếng lóng trong tiếng Việt vì số lượng tiếng lóng không nhiều.
Tuy nhiên, tiếng lóng không phải là vấn đề quá phức tạp và bạn có thể giải quyết nó ngay nếu đăng ký học tiếng Việt với E-Solution. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách thức sử dụng tiếng lóng, khi nào sử dụng được, ngữ cảnh nào,… Từ đó, bạn có thể dễ dàng sử dụng tiếng lóng thoải mái mà không sợ dùng sai ngữ cảnh để văn nói của bạn được tròn hơn, đẹp hơn.
Xem chi tiết khóa học tiếng Việt cho người nước ngoài: https://solution.edu.vn/tieng-viet-cho-nguoi-nuoc-ngoai/
Hãy liên hệ ngay với E-Solution qua email: admin@solution.edu.vn để nhận được nhiều ưu đãi từ khóa học tiếng Việt cho người nước ngoài nhé.