Kinh nghiệm học tiếng Việt cho người nước ngoài-Phần 2
Nếu ai hỏi bạn tiếng Việt có khó không? Thì câu trả lời cho bạn là có đấy. Có một câu hỏi được chúng tôi lấy từ diễn đàn của Trip Advisor (một trang web nổi tiếng của Hoa Kỳ chuyên cung cấp các đánh giá liên quan tới du lịch bao gồm các diễn đàn du lịch tương tác) có nội dung như sau: “Tiếng Việt có khó không?”. Hầu hết các câu trả lời đều bảo tiếng Việt là một ngôn ngữ rất khó học. Do đó, để tiếng Việt không còn là ngôn ngữ khó học nữa thì bạn phải có phương pháp học tập đúng đắn. Như vậy, nếu bạn muốn học tiếng Việt hiệu quả thì không nên bỏ qua những kinh nghiệm học tiếng Việt cho người nước ngoài dưới đây.
Bảng chữ cái
Hầu như, khi mới bắt đầu học một ngôn ngữ, bảng chữ cái là điều đầu tiên cần phải học. Tuy nhiên khác với tiếng Anh chỉ có 26 chữ cái thì tiếng Việt có tận 29 chữ. Nhưng tin vui cho các bạn là bảng chữ cái tiếng Việt gần như giống hoàn toàn với bảng chữ cái tiếng Anh do sử dụng cùng ký tự La tinh. Không có các chữ F, J, W, Z như tiếng Anh mà thay vào đó là các chữ có âm điệu hơn như Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư. Và việc phát âm những chữ có âm điệu trong tiếng Việt lại cũng tương đồng như trong bảng IPA của tiếng Anh đó. Ví dụ để phát âm chữ “đ” trong bảng chữ cái tiếng Việt thì bạn đọc nhẹ hơn âm /d/ trong hệ thống phiên âm quốc tế IPA theo tỷ lệ 1:3. Hoặc âm “ơ” bạn phát âm như /ɜː/ theo tỷ lệ 1:3.

Thanh điệu
Khác với tiếng Anh, tiếng Việt có 6 thanh điệu gồm thanh sắc, thanh huyền, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng, thanh ngang. Dưới đây là ví dụ cho bạn dễ hình dung:
Thanh sắc: sáng sớm, sóng sánh, bí quyết, …
Thanh huyền: nhà sàn, bà, cái bàn, bằng cấp,…
Thanh hỏi: hỏi han, tình cảm, cảnh đẹp,…
Thanh ngã: từ ngữ, ngưỡng mộ, cái hũ,…
Thanh nặng: lạ lùng, chợ, lợi ích,…
Thanh ngang: cây sung, công ty, con chim,…
Từ vựng cực dễ học
Đây là kinh nghiệm học tiếng Việt cho người nước ngoài mà nhiều bạn nước ngoài đã phản hồi tích cực bởi:
- Từ vựng không phân biệt giống đực – cái. Ví dụ: con bò (ox – cow)
- Không có dạng số ít, nhiều. Ví dụ: con chuột (mouse – mice),…
- Không có dạng khác của từ. Ví dụ: thấy (see – saw – seen),…
Đừng sợ sai
Khi làm bất kỳ việc gì, nếu bạn sợ sai, bạn sẽ không bao giờ thành công vì bạn không dám hành động. Việc học tiếng Việt cũng vậy. Bạn hãy cứ nói, người Việt không bao giờ chê bạn nói sai. Họ rất thích thú khi bạn nói được tiếng Việt để giao tiếp với họ. Do vậy, bạn có quyền sai, và bạn sẽ đúng nhanh thôi.

Hy vọng bài viết này sẽ bổ ích cho các bạn và cung cấp kiến thức, kinh nghiệm cho các bạn để bạn trở nên tốt hơn. Nếu bạn còn thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi qua email admin@solution.edu.vn để được giải đáp ngay nhé!