Kinh tế Việt Nam 2018 và những con số biết nói
Năm 2018 là một năm của những bước tiến vượt bậc trong kinh tế của Việt Nam. Trong đó, tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vòng 8 năm qua đạt gần 7,08%, tăng trưởng tín dụng ở mức 6,35%. Sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa đều tăng trưởng. Đó là những dấu hiệu đáng mừng của nền kinh tế Việt Nam năm 2018.
GDP tăng
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, GDP bình quân đầu người quý III năm 2018 ước tính tăng 6,88% so với cùng kỳ năm trước. GDP của 9 tháng năm 2018 ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 trở về. Dấu hiệu trên cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,65%, đóng góp 8,8% vào mức tăng trưởng chung, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,89%, đóng góp 48,7% và khu vực dịch vụ tăng 6,89%, đóng góp 42,5%.
Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) ngày 4/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tăng trưởng GDP năm 2018 ước đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm kể từ khủng hoảng kinh tế năm 2008 là 7%.

Xuất nhập khẩu tăng
Theo Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất siêu 6,9 tỷ USD tính đến hết ngày 15/12. Dự báo năm 2018, Việt Nam xuất siêu kỷ lục. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2017 xuất siêu chỉ ở mức 2,72 tỷ USD, cả năm đạt mức 2,92 tỷ USD. Tính đến ngày 15/12, cả nước nhập khẩu hơn 226 tỷ USD hàng hóa và xuất khẩu trị giá 233 tỷ USD.
Tính đến hết 15/12, có tới 19 mặt hàng trên 31 mặt hàng xuất khẩu chủ chốt đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Khối doanh nghiệp FDI xuất khẩu trên 164,8 tỷ USD và nhập khẩu về tương ứng hơn 135,8 tỷ USD. Thặng dự thương mại của khối này ở mức 28,9 tỷ USD. Như vậy, tính chung thặng dư thương mại của cả nước chỉ bằng 1/4 thặng dư thương mại mà khối FDI mang về.
Dự báo kinh tế 2019
Đánh giá chung bức tranh kinh tế năm 2019 qua các chỉ tiêu Chính phủ đề ra và qua thực tiễn kinh tế 2018, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia, TS. Lê Đình Ân nhận định, kinh tế 2019 vẫn trên đà phát triển tích cực, kinh tế vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt. Những nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ kiến tạo đã tạo niềm tin và sự phấn khởi trong cộng đồng doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam khi độ mở của kinh tế Việt Nam là rất lớn. Theo đó, cần chú ý để điều hành linh hoạt, hợp lý.
Bài viết trên cho thấy cái nhìn tổng thể kinh tế Việt Nam năm 2018. Các bạn có thể tìm đọc các bài viết khác của chúng tôi tại mục tin tức.
Xem các bài viết bổ ích khác tại: https://solution.edu.vn/blog/