Tìm hiểu tiếng Việt
Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu tiếng Việt để học thì bài viết này dành cho bạn. Bài viết này sẽ tổng hợp các kiến thức nền tảng giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của tiếng Việt.
E-Solution là đơn vị chuyên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài chất lượng. Đăng ký khóa học của E-Solution để giỏi tiếng Việt nhanh chóng nhé!
Định nghĩa tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam nên còn gọi với cái tên khác là Tiếng Việt Nam hay Việt ngữ. Đây là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh “Các dân tộc tại Việt Nam” chiếm khoảng 85% dân số) cùng với hơn 4 triệu người Việt tại hải ngoại đang sử dụng như tiếng mẹ đẻ.
Trong tiếng Việt mặc dù có sử dụng một số từ Hán Việt nhưng đa phần các ngôn từ phổ biến đều thuộc vào ngữ hệ Nam Á. Trước đây tiếng Việt sử dụng chữ Nôm để ghi nhưng ngày nay Tiếng Việt sử dụng chữ cái Latinh hay còn gọi là chữ quốc ngữ cùng các dấu thanh để viết.
Lịch sử hình thành và phát triển tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ có nguồn gốc bản địa, xuất thân từ nền văn minh nông nghiệp, tại nơi mà ngày nay là khu vực phía bắc lưu vực sông Hồng và sông Mã của Việt Nam.
- Ảnh hưởng từ tiếng Hán
Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi lập nước.
Giai đoạn từ đầu công nguyên: tiếng Việt có rất nhiều âm không có trong tiếng Trung. Từ khi tiếng Trung có ảnh hưởng tới Việt Nam thông qua nhiều con đường và bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, tiếng Việt bắt đầu có những âm được vay mượn từ tiếng Trung.
Giai đoạn từ đầu công nguyên đến đầu thời nhà Đường (đầu thế kỷ VIII): từ vựng tiếng Hán ảnh hưởng tới tiếng Việt trong giai đoạn này gọi là từ Hán cổ.
Giai đoạn từ thời nhà Đường (thế kỷ VIII – thế kỷ X) trở về sau: từ vựng tiếng Hán ảnh hưởng tới tiếng Việt trong giai đoạn này gọi là từ Hán Việt. Tỉ lệ từ Hán Việt trong tiếng Việt rất lớn. Theo ước lượng của các nhà nghiên cứu, từ Hán Việt chiếm khoảng trên dưới 70% vốn từ trong phong cách chính luận, khoa học.
Kể từ đầu thế kỷ thứ XI: Nho học phát triển, việc học văn tự chữ Nho được đẩy mạnh, tầng lớp trí thức được mở rộng tạo tiền đề cho một nền văn chương của người Việt bằng chữ Nho cực kỳ phát triển với cái áng văn thư nổi tiếng như Nam quốc sơn hà bên sông Như Nguyệt (sông Cầu).
Cùng thời gian này, một hệ thống chữ viết được xây dựng riêng cho người Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết được phát triển, và đó chính là chữ Nôm. Để tiện cho việc học chữ Hán và chữ Nôm của người Việt, Ngô Thì Nhậm (1746-1803) đã biên soạn cuốn sách Tam thiên tự giải âm (còn gọi là Tam thiên tự, Tự học toản yếu). Tiếng Việt, được thể hiện bằng chữ Nôm ở những thời kỳ sau này về cơ bản rất gần với tiếng Việt ngày nay. Tuy hầu hết mọi người Việt đều có thể nghe và hiểu văn bản bằng chữ Nôm, chỉ những người có học chữ Nôm mới có thể đọc và viết được chữ Nôm. Chữ Nôm được chính thức dùng trong hành chính khi vua Quang Trung lên ngôi vào năm 1789.

- Ảnh hưởng từ các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ấn-Âu
Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ thứ XIX, tiếng Pháp dần dần thay thế vị trí của chữ Nho, trở thành ngôn ngữ chính thức trong giáo dục, hành chính và ngoại giao. Chữ Quốc ngữ, vốn được tạo ra bởi một số nhà truyền giáo châu Âu, đặc biệt là hai tu sĩ người Bồ Đào Nha Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, với mục đích dùng ký tự Latinh để biểu hiện tiếng Việt.
Đặc trưng các giọng vùng miền
Mỗi miền đều có những đặc trưng khác nhau mà bạn cần biết để có thể hiểu được. Dưới đây là những từ phổ biến thường được sử dụng ở 3 miền Việt Nam.
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
này | ni, nì | nầy |
thế này | ri nè | vầy, như vầy |
ấy | nớ, tê | đó |
thế, thế ấy | rứa, rứa tề, rứa đó | vậy, vậy đó |
kia | tê | đó |
kìa | tề | đó |
đâu | mô | đâu |
nào | mồ | nào |
sao, thế nào | răng | sao |
tôi | tui | tui |
tao, tớ, mình | tau | tao |
chúng tôi | bọn tui | tụi tui |
chúng tao | bọn tau | tụi tao |
mày | mi | mầy |
chúng mày | bây, bọn bây | tụi mầy |
nó | hắn | nó |
chúng nó | bọn hắn | tụi nó |
ông ấy | ông nớ | ổng |
bà ấy | bà nớ | bả |
cô ấy | dì nớ | cổ |
chị ấy | chị nớ | chỉ |
anh ấy | anh nớ | ảnh |
Trên đây là những tóm tắt về tiếng Việt để giúp cho bạn có thể có những cái nhìn tổng quan về tiếng Việt để tiện cho việc học. Nếu bạn muốn tìm đọc các bài viết hay khác của chúng tôi, hãy truy cập vào mục tin tức của chúng tôi ngay nhé!
Xem các bài viết bổ ích khác tại: https://solution.edu.vn/blog/
Hãy liên hệ ngay với E-Solution qua email: admin@solution.edu.vn để nhận được nhiều ưu đãi từ khóa học tiếng Việt cho người nước ngoài nhé.