Tìm hiểu từ Hán Việt trong tiếng Việt
Từ Hán Việt luôn làm người nước ngoài cảm thấy đau đầu bởi nó có khá nhiều nghĩa tùy trường hợp sử dụng. Cùng E-Solution Tìm hiểu từ Hán Việt trong tiếng Việt qua bài viết này nhé!
Nguồn gốc từ Hán Việt
Đầu thế kỷ thứ X, Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập sau thời kỳ Bắc thuộc. Mất đi sự hiện diện trực tiếp của lớp người Hán thống trị, từ và âm Hán Việt từ đó bị cách ly khỏi dòng chính của tiếng Hán và đi theo một hướng riêng của tiếng Việt.
Từ Hán-Việt đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt. Ngoài bổ túc cho những từ ngữ không có trong có trong tiếng Việt, nó còn giúp ngữ nghĩa thêm tinh tế cho dù có sẵn những chữ thuần Việt song hành. Nhu cầu dùng từ Hán Việt càng tăng cao trong thế kỷ XX, khi người Việt dùng chữ Quốc ngữ mà không muốn mất đi vốn từ vựng chữ Hán đã dùng quen trước đó.
Một số ví dụ về từ Hán Việt
“Bố” trong “bố mẹ”: âm Hán Việt là “phụ”.
Khéo: âm Hán Việt là “xảo”.
Buồn: âm Hán Việt là “phiền”.
“Cả” trong “giá cả”: âm Hán Việt là “giá”.
Chè: âm Hán Việt là “trà”.
Gương: âm Hán Việt là “kính”.
Về: âm Hán Việt là “hồi”.
“Goá” trong “goá bụa”: âm Hán Việt là “quả”.
Vợ: âm Hán Việt là “phụ”.
Giường: âm Hán Việt là “sàng”.
Từ Hán Việt đồng âm khác nghĩa
Từ Hán Việt trong tiếng Việt có nhiều từ đồng âm khác nghĩa giống như tiếng Việt. Ví dụ:
- Chữ “phi” 飛 có nghĩa là “bay” đồng âm với chữ “phi” 非 có nghĩa là “không, không phải”.
- Chữ “lưu” 流 có nghĩa “trôi chảy” (trong từ 流程 lưu trình) đồng âm với chữ “lưu” 留 có nghĩa “ở lại” (trong từ 留學生 lưu học sinh).

Bài viết trên nhằm giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quan về từ Hán Việt và có thể hiểu hơn về tiếng Việt. Nếu bạn muốn đọc thêm nhiều bài viết hữu ích hơn nữa, hãy tìm đọc trong mục tin tức của chúng tôi nhé!
Xem thêm các bài viết bổ ích khác tại: https://solution.edu.vn/blog/