Văn hóa Việt Nam các thời kỳ
Văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 giai đoạn: Văn hóa tiền sử. Văn hóa Văn Lang – Âu Lạc. Văn hóa thời chống Bắc thuộc. Văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại. Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.
Lớp văn hóa bản địa
Lớp văn hóa bản địa được hình thành qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn văn hóa tiền sử
Thành tựu lớn nhất ở giai đoạn văn hóa tiền sử của cư dân Nam – Á là sự hình thành nghề nông nghiệp lúa nước.
- Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc
Kế tục giai đoạn tiền sử cả về không gian văn hóa, thời gian văn hóa và thành tựu văn hóa.
Chữ viết của lớp văn hóa bản địa là vấn đề trước đây hầu như chưa được đặt ra. Đơn giản là vì, trong một thời gian dài, dưới áp lực của định kiến “lấy Trung Hoa làm trung tâm”, người ta không thể hình dung được rằng phương Nam có thể có một nền văn hóa riêng chứ đừng nói gì đến chữ viết.
Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực còn lại được hình thành qua 2 giai đoạn: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt. Đặc trưng chung của lớp văn hóa này là sự song song tồn tại của hai xu hướng trái ngược nhau: Một bên là xu hướng Hán hóa về mặt văn hóa và bên kia là xu hướng chống Hán hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.
- Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc khởi đầu từ trước công nguyên và kéo dài đến khi Ngô Quyền giành lại được đất nước.
Ý thức đối kháng bất khuất và thường trực trước nguy cơ xâm lăng từ phía phong kiến phương Bắc. Sự ra đời của quốc hiệu “Nam Việt” từ trước Công nguyên. Trong đó yếu tố chỉ phương hướng “nam” lần đầu tiên xuất hiện đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức của dân tộc về hiểm họa xâm lăng thường trực từ phía phong kiến phương Bắc mà từ đời Tần-Hán trở đi đã trở thành một đế quốc hùng mạnh bậc nhất khu vực.
Tinh thần đối kháng thường trực và bất khuất ấy đã bộc lộ mạnh mẽ qua các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43). Triệu Thị Trinh (246). Lí Bôn với nước Vạn Xuân (544-548). Triệu Quang Phục (548-571). Mai Thúc Loan (722). Phùng Hưng (791). Cha con họ Khúc (906- 923). Dương Diên Nghệ (931- 937) và đạt đến đỉnh cao ở cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Ngô Quyền (938).
Văn hóa chống Bắc thuộc đã mở đầu cho quá trình giao lưu – tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và khu vực, cũng tức là mở đầu cho quá trình văn hóa Việt Nam hội nhập vào văn hóa khu vực.
Khi bước sang giai đoạn văn hóa Đại Việt. Chỉ sau ba triều đại (Ngô – Đinh – Tiền Lê) lo việc gây dựng lại. Văn hóa Việt Nam đã khôi phục và thăng hoa nhanh chóng. Giai đoạn Đại Việt trở thành đỉnh cao thứ hai trong lịch sử văn hóa Việt Nam với hai cột mốc: Lí-Trần và Lê.
Truyền thống tổng hợp bao dung của văn hóa dân tộc (lớp văn hóa bản địa). Được tiếp sức bởi văn hóa Phật giáo giàu lòng bác ái (giai đoạn chống Bắc thuộc). Đã làm nên linh hồn của thời đại Lí-Trần. Văn hóa Lí-Trần chứng kiến thời kì hưng thịnh nhất của Phật giáo và, cùng với nhu cầu xây dựng và củng cố nhà nước trung ương tập quyền, đánh dấu thời điểm Việt Nam chính thức tiếp nhận Nho giáo.
Đồng thời. Với tinh thần tổng hợp bao dung, nó cũng mở rộng cửa cho việc tiếp thu cả Đạo giáo. “Tam giáo đồng quy ” trên cơ sở truyền thống dân tộc đã khiến cho văn hóa Việt Nam thời Lí-Trần phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện.
Thế là, Nho giáo (và cùng với nó là văn hóa Trung Hoa) mà trong suốt thời Bắc thuộc đã không thể thâm nhập sâu rộng được, thì giờ đây, từ khi được nhà Lí mở cửa và đặt nền móng (xây Văn Miếu thờ Khổng Tử năm 1070, lập trường Quốc Tử Giám năm 1076,…), đã thâm nhập mỗi ngày một mạnh.
Đến giữa thời Trần. Nho giáo Việt Nam đã trở thành một lực lượng đáng kể trong triều đình. Các Nho sĩ tự khẳng định bằng cách quay lại công kích Phật giáo và các triều vua trước. Đến thời Lê. Nho giáo đạt đến độ thịnh vượng nhất và nắm trong tay toàn bộ guồng máy xã hội.
Xu hướng tiếp nhận văn hóa Trung Hoa (Hán hóa) trở thành chủ đạo. Tính cách trọng động (cứng rắn, độc tôn…) đã thâm nhập dần vào xã hội Việt Nam; nhà nước tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo; pháp luật phỏng theo Trung Hoa; phụ nữ, con hát ngày một bị khinh rẻ… Văn hóa Việt Nam thời kì này chuyển sang một đỉnh cao kiểu khác: văn hóa Nho giáo.

Việc giao lưu với Trung Hoa dẫn đến việc dùng chữ Hán làm văn tự. Chữ Nôm – chữ của người Nam (chữ “nôm” gồm bộ khẩu và chữ “nam”). Một trong những sản phẩm của cuộc giao lưu này. Manh nha từ cuối giai đoạn chống Bắc thuộc . Và hình thành vào đầu giai đoạn Đại Việt, được dùng trong sáng tác văn chương . Và đặc biệt được đề cao dưới triều đại nhà Hồ và Tây Sơn. Vua Quang Trung đã sử dụng chữ Nôm làm văn tự chính thức trong các chiếu chỉ của mình và từng có kế hoạch giao cho La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tổ chức dịch các sách vở kinh điển từ Hán sang Nôm.
Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây
Cho đến nay, lớp này gồm hai giai đoạn: văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại Tại đây cũng có hai xu hướng trái ngược: Một bên là xu hướng âu hóa, bên kia là xu hướng chống âu hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng phương Tây. Song biểu hiện của chúng không phân rõ theo từng giai đoạn mà đan cài trong không gian và thời gian.
- Giai đoạn văn hóa Đại Nam được chuẩn bị từ thời các chúa Nguyên và kéo dài hết thời Pháp thuộc và chống Pháp thuộc.
Từ những tiền đề mà triều đại Tây Sơn đã chuẩn bị. Với sự hoàn tất của nhà Nguyễn, lần đầu tiên nước ta có được sự thống nhất về lãnh thổ và tổ chức hành chính từ Đồng Văn đến Cà Mau.
Sau thời kì hỗn độn Lê-Mạc, Trịnh-Nguyễn, đến nhà Nguyên. Nho giáo lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó ngày một suy tàn.
Khởi đầu quá trình thâm nhập của văn hoá phương Tây. Cũng là khởi đầu thời kì văn hóa Việt Nam hội nhập vào nền văn hoá nhân loại. Sự giao lưu đó đã làm văn hóa Việt Nam biến đổi về mọi phương diện: Lối tư duy phân tích phương Tây đã hổ sung khá nhuần nhuyễn cho lối tư duy tổng hợp truyền thống; ý thức về vai trò cá nhân được nâng cao dần bổ sung cho ý thức cộng đồng truyền thống. Đô thị ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Quá trình đô thị hóa diễn ra ngày một nhanh hơn. Tất cả đã khiến cho lịch sử văn hoá Việt Nam lật sang trang mới.
- Giai đoạn văn hóa hiện đại được chuẩn bị từ trong lòng văn hóa Đại Nam.
Sự giao lưu với phương Tây mở đầu bằng giai đoạn Đại Nam đã thổi vào Việt Nam luồng gió mới với những tư tưởng của K. Marx, V.I. Lênin. Từ những năm 30-40 trở lại đây. Rõ ràng là văn hóa Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới.
Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây đem đến một sản phẩm của cuộc giao lưu mới: chữ Quốc ngữ
Bài viết này nhằm cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về văn hoá Việt Nam được hình thành qua các thời kỳ. Đón đọc các bài viết thú vị khác trong mục tin tức của chúng tôi nhé!